Giải thưởng Pritzker 2019 đã gọi tên ông Arata Isozaki, kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị và nhà lý luận Nhật Bản. Qua đó, chúng tôi xin phép điểm danh 10 công trình đã xác định tên tuổi cho kiến trúc sư Nhật Bản, bắt đầu từ hợp đồng đầu tiên của ông.
Kiến trúc sư Arata Isozaki
Isozaki tốt nghiệp trường đại học Tokyo vào năm 1954 và bắt đầu sự nghiệp học nghề dưới KTS Kenzo Tange, người đoạt giải Pritzker 1987. Năm 1963, ông thành lập Arata Isozaki & Associates, sau khi quân đồng minh rút đi và Nhật Bản giành chính quyền. Lúc này Nhật Bản đang tìm cách tái thiết cơ sở vật chất giữa bất ổn chính trị, kinh tế và văn hóa sau Thế chiến thứ II. Ông Isozaki cho biết: “Để tìm cách giải quyết thích hợp nhất cho những vấn đề này, tôi không thể sống theo một phong cách duy nhất được. Tôi phải liên tục thay đổi. Nghịch lí thay, đây lại trở thành phong cách của riêng tôi.”
1. Thư viện tỉnh Oita, Oita, Nhật Bản (1962 – 1966)
Ảnh: Yasuhiro Ishimoto
Isozaki bắt đầu sự nghiệp của mình với việc tái thiết lại Nhật Bản sau chiến tranh ngay tại quê nhà Oita trên đảo Kyushu. Thư viện tỉnh Oita (sau đổi tên thành Oita Art Plaza) là một trong những công trình đầu tiên của KTS và là một phần của kế hoạch to lớn hơn nhấn mạnh vào “kiến trúc luôn phát triển”. Theo lý luận của ông, quy hoạch đô thị không bao giờ tĩnh lặng, mà phải hướng tới phát triển và tiến hóa. Một trong những cảm hứng thiết kế của công trình là sự tương đồng với cơ thể người. Công trình được xây dựng bằng bê tông, nhường chỗ cho ánh sáng và bóng tối đan xen thông qua giếng trời và cửa sổ.
2. Thư viện trung tâm Kitakyushu, Fukuoka, Nhật Bản (1973 – 1974)
Ảnh: Yasuhiro Ishimoto
Thư viện trung tâm Kitakyushu lấy cảm xứng từ thiết kế đề xuất cho Thư viện Quốc gia Pháp của Étienne-louis Boullée năm 1795. Isozaki đã diễn giải trần vòm tân cổ điển một cách hiện đai thông qua bê tông đúc sẵn. Công trình có hai mái cong hình trụ chạy song song rồi uốn riêng, tạo nên sự tương phản với cửa sổ hình chữ nhật bên ngoài.
Ảnh: FUJITSUKA Mitsumasa
3. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại, Los Angeles, Hoa Kỳ (1981 – 1986)
Ảnh: Yasuhiro Ishimoto
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại tại Los Angeles là công trình đầu tiên được KTS xây dựng bên ngoài Nhật Bản. Trước một khu đất đầy thách thức, công trình từ sa thạch đỏ sậm vô cùng nổi bật giữa những tòa cao ốc xung quanh. Thư viện mái vòm và kim tự tháp bằng đồng là một phần của ba tầng trên mặt đất, còn du khách phải xuống tầng dưới để chiêm ngưỡng phòng trưng bày gồm bốn tầng ngầm dưới lòng đất.
4. Tháp Nghệ thuật Mito, Ibaraki, Nhật Bản (1986 – 1990)
Ảnh: Yasuhiro Ishimoto
Tháp Nghệ thuật Mito là công trình xây dựng kỉ niệm 100 năm của Mito, được xây dựng như một trung tâm văn hóa bảo gồm một nhà hát, phòng hòa nhạc và phòng trưng bày nghệ thuật đương đại. Tháp tứ diện nổi tiếng này được lấy cảm hứng từ cột vô tận của Constantin Brancusi (1938), bao gồm 56 tấm hình tam giác sắp xếp theo các hướng khác nhau.
5. Domus: la Casa del Hombre, a Coruña, Tây Ban Nha (1993 – 1995)
Ảnh: Hisao Suzuki
Bảo tàng khoa học tương tác này được thiết kế dành riêng cho công cuộc khám phá nhân loại, nhìn ra vịnh trên một khu đất từng là mỏ đá. Mặt ngoài công trình hướng biển, tạo nên một bức tưởng bào vệ cong cong, tựa một chiếc áo gió hoặc vỏ sò được ốp bằng đá phiến. Bức tường đối diện được xây dựng từ đá granite địa phương, thiết kế zig-zang hệt như một bình phong gấp.
6. Công viên gốm sứ Mino, Gifu, Nhật Bản (1996 – 2002)
Ảnh: Hisao Suzuki
Bảo tàng gốm sứ này nằm trong một thung lũng bậc, bao gồm phòng trưng bày, phòng họp, quán trà và một workshop công cộng. Công trình bảo tồn thảm thực vật xung quanh, vừa là một phần mở rộng của địa hình nhờ các sân thượng ngoài trời, tầng quan sát và một tường rèm kính. Hai hộp đèn từ công trình gợi ý những gì nằm bên trong. Xuyên suốt công trình là vật liệu như gạch đá và gốm sứ địa phương, cấu trúc như con lắc và cột treo che chắn cho các vòng trưng bày khỏi nguy cơ động đất, bảo vệ giá trị bên trong bảo tàng.
7. Tháp Allianz, Milan, Ý (2003 – 2014) – hợp tác cùng Andrea Maffei
Ảnh: Alessandra Chemollo
Tháp Allianz là một trong những tòa nhà chọc trời cao nhất ở Ý và đã trở thành dấu ấn mới cho thành phố Milan. Tầm vóc hẹp của tòa nhà cao 50 tầng nhấn mạnh phương vị dọc. Tường rèm ba mặt kính bên ngoài được uốn cong cho 6 tầng một vừa hạn chế phản chiếu ánh sáng mặt trời, vừa để ánh sáng tự nhiên lọt vào. Những hình cong liên tiếp theo chiều dọc tạo nên cảm giác công trình đang nhẹ nhàng chuyển động. Bốn trụ bên ngoài từ vàng ròng, dao động ngược, cấu trúc bên trong linh hoạt tạo ra không gian văn phòng linh hoạt. Isozaki đã thiết kế công trình này cùng với KTS người Ý Andrea Maffei.
Ảnh: Alessandra Chemollo
8. Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar, Doha, Qatar (2004 – 2011)
Ảnh: Hisao Suzuki
Là một trong những trung tâm triển lãm lớn nhất ở Trung Đông, Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar có sức chứa 10.000 người trong ba hội trường chính và không gian hội nghị linh hoạt. Thiết kế hai cây ở bên ngoài – lấy cảm hứng từ Sidrat al-muntaha, một cây thần trong Hồi giáo tượng trưng cho sự kết thúc của Thiên đường thứ Bảy – bảo quanh mặt tiền bằng kính và cẩn thận nâng đỡ mái vòm. Với thiết kế tinh xảo cùng vận dụng kĩ thuật bảo tồn nước và hiệu quả năng lượng tân tiến nhất, công trình này đã đạt được những kết quả chuẩn mực của một công trình bền vững.
9. Nhà hát giao hưởng Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc (2008 – 2014)
Ảnh: Chen Hao
Nhà hát Giao hưởng Thượng Hải được khánh thành năm 2014 để kỷ niệm 135 năm tuổi của dàn nhạc lâu đời nhất châu Á, Dàn nhạc Giao hưởng Thượng Hải. Hợp tác với chuyên gia âm thanh Yasuhisa Toyota, sử dụng những công nghệ tân tiến nhất và vật liệu nhạy ứng nhất, hai hội trường có sức chứa lần lượt 1.200 và 400 khách đều mang tới không khí mật thiết cân bằng cho người đứng trong. Nằm tại trung tâm Khu tô giới Pháp Thượng Hải Cổ, công trình tọa lạc trên suối để giảm thiểu tiếng ồn từ đường ray tàu điện ngầm bên dưới. Bên trong lắp đặt các tấm phản xả được bao phủ bằng tre đan, còn sàn sân khấu được chế tạo từ cây bách Hokkaido, còn phía ngoài công trình nổi bật với gạch đất nung và khu vườn phong cách Trung Hoa.
10. Phòng hòa nhạc Lucerne Festival Ark Nova — hợp tác thiết kế với Anish Kapoor Miyagi (2011-2013, 2014), Fukushima (2015), Tokyo, Japan (2017)
Ảnh: Iwan Baan
Phòng hòa nhạc Ark Nova – được thiết kế bởi Anish Kapoor và Arata Isozaki với sự ủy thác của Liên hoan Lucerne – là một công trình ứng phó thảm họa thiên nhiên. Màn polyester bọc PVC có hình dạng một quả cầu phồng lên và nhanh chóng xì hơi, cho phép phòng hòa nhạc này có thể lưu động từ nơi này sang nơi khác, khi những khu vực lưu diễn bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần Tohoku năm 2011. Phòng hòa nhạc hơi này có thể giới thiệu hàng loạt phong cách nghệ thuật biểu diễn cho tối đa 500 khách mời, và trở thành biểu tượng của tinh thần tái thiết.
Theo Kiến Việt – Designboom