Nguồn vốn trên được chia làm 3 giai đoạn đầu tư với tổng công suất thiết kế tổng dự án điện năng lượng mặt trời lên đến 800 MWp.
Ảnh minh họa.
Nguồn vốn trên được chia làm 3 giai đoạn đầu tư với tổng công suất thiết kế tổng dự án điện năng lượng mặt trời lên đến 800 MWp. Chủ trương này đã được UBND tỉnh Bình Phước thông qua và được Chính phủ phê duyệt cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất 4.000 ha tại huyện Lộc Ninh để làm điện năng lượng mặt trời.
Để khởi động dự án, cuối năm 2018, Tập đoàn Hưng Hải (đơn vị chủ đầu tư) đã khởi công xây dựng tuyến đường dây 220 kV Lộc Ninh-Bình Long 2 dài 29 km, đi qua 5 xã là Lộc Thạnh, Lộc Tấn, Lộc Thiện, Lộc Thành, Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh và xã Thanh Lương của thị xã Bình Long. Đây là dự án cấp bách để truyền tải điện phục vụ kết nối hòa lưới điện quốc gia khi các dự án điện mặt trời đưa vào sử dụng.
Riêng về dự án điện năng lượng mặt trời chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Trong đó, giai đoạn một sẽ xây dựng công suất 200 MWp với vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng. Hai giai đoạn tiếp theo có vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.
Theo các nhà chuyên môn, Bình Phước hội đủ tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặt trời, qua đó, đóng góp lớn đối với nguồn thu ngân sách địa phương trong tương lai. Qua tính toán chi tiết, nếu đầu tư 1 MWp mỗi năm đóng góp thuế cho ngân sách là 1 tỷ đồng. Tổng 800 MWp sẽ mang lại nguồn thu ngân sách lớn hàng năm cho tỉnh.
Bình Phước đang thực hiện chủ trương chuyển đổi hơn 5.000 ha đất trồng cao su tại các xã ở huyện Lộc Ninh cho kinh tế kém hiệu quả sang quy hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời.
Theo Báo Chính phủ