Sân vận động Al Wakrah được xây dựng tại thành phố Al Wakrah, Qatar, là một trong 8 sân vận động phục vụ Giải vô địch Bóng đá Thế giới 2022 (FIFA World Cup 2022) tại Qatar. Sau đó, sân vận động Al Wakrah sẽ trở thành sân nhà của Câu lạc bộ thể thao Al-Wakrah (Al Wakrah Sport Club) trong Giải Bóng đá Quốc gia Qatar Stars.
Thông tin chung:
- Dự án: Sân vận động Al Wakrah (al wakrah stadium)
- Địa điểm: Al Wakrah, tại Qatar
- Tư vấn thiết kế: Zaha Hadid, Patrik Schumacher và cộng sự
- Quy mô: 40.000 chỗ
- Năm hoàn thành: 2019
Sân vận động Al Wakrah nằm trong một khu vực cảnh quan rộng lớn với các quảng trường, công viên và bãi đỗ xe. Đây còn là khu liên hợp thể thao với các phòng đa năng, bể bơi, spa và trung tâm mua sắm.
Sân vận động do Zaha Hadid (KTS người Anh, gốc Iraq, 31/10/1950 – 31/3/2016, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2004) và cộng sự thiết kế.
Sân được thiết kế lấy cảm hứng từ những chiếc thuyền buồm Ả Rập truyền thống, nhằm làm nổi bật các ngành công nghiệp truyền thống của khu vực, bao gồm câu cá và lặn ngọc trai.
Sân có quy mô 40.000 chỗ, song khi kết thúc World Cup, sức chứa của sân vận động sẽ giảm xuống còn 20.000 chỗ (số ghế thừa sẽ được tháo dỡ tặng cho các dự án thể thao ở nước ngoài).
KTS. Zaha Hadid (giải thưởng Pritzker năm 2004) chủ trì thiết kế công trình.
Tổng mặt bằng bố trí công trình.
Mặt bằng tầng dưới với quy mô 40 ngàn chỗ ngồi.
Mặt bằng tầng trên với quy mô 40 ngàn chỗ ngồi.
Mặt bằng tầng dưới sau khi giảm quy mô xuống 20 ngàn chỗ ngồi.
Mặt bằng tầng trên sau khi giảm quy mô xuống 20 ngàn chỗ ngồi.
Mặt cắt ngang với quy mô 40 ngàn chỗ ngồi.
Mặt cắt ngang sau khi giảm quy mô xuống 20 ngàn chỗ ngồi.
Mô hình mặt cắt ngang khối khán đài.
Công trình đang trong quá trình xây dựng.
Sân vận động được che kín bởi mái với vòm mái dài đến 230m. Mái này có thể chuyển động đóng mở, qua đó có điều kiện tạo tổ chức các công nghệ làm mát khu vực khán giả đến 18°C và sân chơi 20°C.
Mái của sân được thiết kế bởi Schlaich Bergermann Partner (là công ty tư vấn và kỹ thuật kết cấu quốc tế, có trụ sở chính tại Stuttgart, Đức; chuyên về thiết kế các cấu trúc nhẹ, đơn giản và sáng tạo kết hợp giữa kết cấu với thẩm mỹ kiến trúc).
Mái nhà di động bên trên sân được thiết kế bởi các lõi bằng cáp PTFE (Polytetrafluoroethylene, là một loại cáp polymer có nhiều ưu điểm như chịu được nhiệt hơn so với cáp PVC, có khả năng chịu lực, độ ma sát rất thấp, dễ dàng đi luồn, kéo xuyên qua các ống dẫn, không thấm dầu, nhiên liệu, dung môi, chịu được axit, ánh mặt trời, nước..), bên ngoài bọc vải .
Mái của nhà hoạt động giống như một cánh buồm. Việc thiết kế, thi công xây dựng và vận hành mái được hỗ trợ bởi hệ thống máy tính và kiểm tra trong các mô hình động lực gió để tối đa hóa hiệu quả của mái để đảm bảo sự thoái mái cho người chơi và khán giả.
Bên trong sân vận động với mái che một phần di động.
Sân vận động Al Wakrah có hình thức kiến trúc gắn với nhiều ý tưởng độc đáo mang tính lịch sử và văn hóa.
Các chi tiết kiến trúc bên trong của mái gợi nhớ đến cấu trúc bên trong của thân tàu.
Mặt tiền của sân vận động được đặt nghiêng ra ngoài, thon dần về độ cao và cũng gợi nhớ đến sự xếp nếp của những cánh buồm.
Mái và tường của công trình có màu sắc mờ đục với các mặt cắt ngang gấp nếp. Hình thức này được cho có nguồn gốc từ cách họa tiết và thư pháp Ả Rập. Màu sắc của công trình rất hạn chế: màu trắng cho mái nhà và tấm ốp tường và màu tối hơn cho các khu vực bên dưới mái hiên.
Mặt tiền phía dưới công trình có các chạm nổi và trang trí dạng lưới được tráng men với màu đồng kim loại. Các trang trí này là biểu hiện việc tôn trọng nghệ thuật truyền thống của nghề thủ công Hồi giáo.
Chi tiết cấu trúc bề mặt công trình.
Phối cảnh tổng thể công trình.
Sân vận động Al Wakrah, tại thành phố, tại Qatar hy vọng trở thành một trong những địa điểm mang tính biểu tượng nhất tại World Cup 2022.
Theo Bộ môn Kiến trúc Công nghệ
Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng